Những điều cần biết khi khám vô sinh nữ

Đối với một người con gái mà nói sau khi có gia đình, thì sinh con là thiên chức của họ, nhưng ko hẳn tất cả các chị em đều được thực hiện thiên chức này. Hiện nay có rất nhiều trường hợp người vợ ko may bị hiem muon . Vì thế khám vô sinh nữ là cần thiết để phòng ngừa và chữa trị các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nữ.
Ảnh minh họa
1. Đối tượng cần đi khám vô sinh nữ
- Phụ nữ không có thai sau 1 thời gian nhất định chung sống vợ chồng mà ko áp dụng biện pháp tránh thai nào. Tổ chức Y tế Thế giới quy định là một năm.
- Chưa có thai lại sau lần có thai trước được 1 năm, với phụ nữ trên 35 tuổi là 6 tháng.
- Những trường hợp có nguyên nhân hiển nhiên thì ko cần tính mốc thời gian. Ví dụ : vô kinh,..
2. Thăm khám lâm sàng
Hỏi bệnh
- Tiền sử sức khỏe
- Tiền sử nội khoa: tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục, viêm phần phụ, tiền sử lao.
- Tiền sử ngoại khoa: mổ viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các phẫu thuật ở tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
- Tiền sử sản khoa: các lần có thai, diễn biến, các tai biến sau sảy, đẻ, nạo, hút.
- Tiền sử kinh nguyệt: tuổi bắt đầu hành kinh, tính chất vòng kinh, bị mất kinh.
- Tần suất giao hợp.
- Số lần quan hệ trong một tuần.
Cổ điển cho rằng nếu giao hợp mỗi tuần 3 lần trở lên thì ít khi xảy ra vô sinh vì tinh trùng có thể sống được 3-4 ngày và trứng có thể sống được 1 ngày sau khi rụng. Noãn và tinh trùng có thể đợi nhau ở đường sinh dục của người phụ nữ.
Khám lâm sàng
a. Lần khám bệnh hiếm muộn đầu:
Tiến hành khám phụ khoa thông thường, chú ý hình thể ( bình thường, béo, gầy, tỷ lệ cân nặng/ chiều cao), khám vú: kích thước, tiết dịch, tiết sữa, khám hệ thống lông.
- Khám âm hộ: tìm dấu hiệu viêm do nấm, do tạp khuẩn trước hết là viêm đường sinh dục dưới, sau đó là viêm phần phụ.
- Đặt mỏ vịt: khám cổ tử cung, chất nhầy cổ tử cung. Tìm dấu hiệu viêm cổ tử cung, khí hư.
- Thăm âm đạo: đánh giá tử cung ( thể tích, tư thế, di động) và hai phần phụ.
- Trong lần khám đầu tiên qua thăm khám có thể kiểm tra được nhiều vấn đề như: dị dạng sinh dục, viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, tiền sử phẫu thuật…
- Nhưng phần lớn số trường hợp không rút ra được kết luận, cần phải tiếp tục thăm khám ở các lần tiếp theo với các thăm dò sâu hơn. Cần theo dõi và ghi chép cẩn thận thân nhiệt cơ sở để lập đường cong thân nhiệt.
b. Lần khám bệnh hiếm muộn thứ 2
- Khám vào ngày 13-14 của chu kỳ kinh nguyệt. Đối với người có kinh nguyệt không đều, xác định thời gian này bằng cách dựa vào đường cong thân nhiệt.
- Đánh giá chấy nhầy cổ tử cung: bình thường có nhiều chất nhầy, trong, loãng, kéo thành sợi đến 10 cm, cổ tử cung hé mở.
- Chất nhầy không bình thường khi thấy số lượng ít, đặc, đục là nơi cản trở tinh trùng đi lên.
- Test sau giao hợp: bình thường ở độ phóng đại 400 lần, phải nhìn thấy 5 đến 10 tinh trùng ở mỗi vi trường khi quan sát chất nhầy từ trong ống tử cung sau khi giao hợp khoảng 8 giờ. Trước đó kiêng giao hợp 3 ngày.
Một số tình huống có thể gặp ở lần khám hiem muon này:
- Chất nhầy tử cung bình thường, test giao hợp bình thường: phải xác định độ thông đường sinh dục nữ bằng chụp tử cung- vòi trứng.
- Chất nhầy cổ tử cung bất thường: phải điều trị để tạo ra chất nhầy bình thường như: điều trị viêm nhiễm, rối loạn nội tiết…
- Chất nhầy tử cung bình thường, test sau giao hợp bất thường: yêu cầu xét nghiệm tinh dịch đồ.
c. Các lần khám vô sinh tiếp theo
- Nghiên cứu độ thông tử cung - vòi trứng.
- Sau khi đã loại trừ nhiễm khuẩn, sẽ có chỉ định chụp tử cung - vòi trứng.
- Nếu vòi trứng thông, sẽ tiếp tục thăm dò nội tiết.
- Nếu phim chụp bất thường, có thể là:
- Dị dạng bẩm sinh ở tử cung, eo tử cung, cổ tử cung hay chít hẹp cổ co tử cung.
- Tắc vòi trứng, vòi trứng bất thường, chỉ định soi ổ bụng để chẩn đoán và can thiệp, sửa chữa, tái tạo vòi trứng.
- Trường hợp thất bại hay không có khả năng tạo hình vòi trứng thì nên áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm.
- Thăm dò nội tiết tố nữ
- Kiểm tra sự phóng noãn: đường cong thân nhiệt cơ sở, chỉ số cổ tử cung, sinh thiết niêm mạc tử cung vào nửa sau của vòng kinh hoặc đầu của vòng kinh sau, định lượng progesterone vào nửa sau của vòng kinh.
- Nếu không có phóng noãn cần định lượng: FSH, LH, testosterone và prolactin.
- Kiểm tra khả năng làm tổ của niêm mạc tử cung bằng sinh thiết niêm mạc tử cung vào nửa sau của vòng kinh hoặc vào đầu vòng kinh sau, xem có hình ảnh chế tiết của các tuyến không. Sinh thiết niêm mạc tử cung có 2 tá dụng: xem khả năng phóng noãn và xem khả năng làm tổ.
3. Kết luận chung
- Cần chữa trị thật sớm các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, tìm mọi cách khắc phục tình trạng rong kinh, rong huyết kéo dài có thể dẫn tới rối loạn phóng noãn sau này. Nên kiểm tra tình hình sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn.


(Theo nhatkybe.vn)

1 nhận xét:

  1. Đối với một người con gái mà nói sau khi có gia đình, thì sinh con là thiên chức của họ, nhưng ko hẳn tất cả các chị em đều được thực hiện thiên chức này. Hiện nay có rất nhiều trường hợp người vợ ko may bị hiem muon . Vì thế khám vô sinh nữ là cần thiết để phòng ngừa và chữa trị các vấn đề về sức khỏe sinh sản ở nữ.

    Trả lờiXóa

Copyright © 2016 - Điều Trị Vô Sinh Hiếm Muộn Hiệu Quả - Designed by Ellen.T.

Link: